11 lợi ích của máy toàn đạc mà dân công trình nên biết

Máy toàn đạc điện tử là thiết bị đo lường phổ biến và cần thiết của hầu hết những ai đang làm việc trong các lĩnh vực như trắc địa, xây dựng công trình, khảo sát địa chính,…bởi những hiệu suất đo đạc tính toán không thể thay thế. Trong bài viết sau đây, hãy cùng TCMD khám phá 11 lợi ích tuyệt vời của máy toàn đạc mà mọi dân công trình nên biết. 

11 lợi ích tuyệt vời của máy toàn đạc

  • Đo khoảng cách các điểm xa nhau

Không giống như việc sử dụng phương pháp đo đạc truyền thống và gặp rất nhiều sai số lớn khi đo khoảng cách giữa các gò đất, con sông,… Thì ngày nay, với máy toàn đạc điện tử sử dụng công nghệ laser và cảm biến chính xác, người dùng có thể dễ dàng đo được khoảng cách giữa các điểm xa nhau với kết quả sai số thấp, vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. 

Thông thường, chúng có khả năng đo khoảng cách lên tới 1500m với độ chính xác khoảng 1,5mm (0,059 in) ± 0.000002mm. Thật tuyệt vời đúng không nào.

11 LOI ICH CUA MAY TOAN DAC MA DAN CONG TRINH NEN BIET

  • Tính năng đo góc

Hầu hết các loại máy toàn đạc hiện nay đều được trang bị tính năng đo góc cực kỳ chính xác, bao gồm đo góc đứng và đo góc ngang. Trong đó, khả năng đo góc đứng dùng để tính toán về độ chênh cao, từ đó tính toán được cao độ điểm cần đo. Còn khả năng đo góc ngang được dùng để bóp ke, bẻ góc vuông hay góc bất kỳ. Điều này là cực kỳ hữu ích trong việc đo và ghi nhận các góc quan trọng trong quá trình thi công, đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của các góc trong công trình.

  • Đo cao độ 

Ngoài công dụng đo khoảng cách và đo góc, thông qua cảm biến và công nghệ điện tử, máy toàn đạc điện tử còn cung cấp chức năng đo độ cao. Chúng có thể xác định độ cao của các điểm trên bề mặt đất một cách cực kỳ chính xác và nhanh chóng. Điều này rất hữu ích trong việc xác định độ cao của các đỉnh, đáy hố, hoặc mặt nước trong quá trình thi công.

  • Rọc tim trục

Nhờ phương pháp rọc tim trục qua máy, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các công tác gửi tim trục lên gabari, xác định vị trí và đường thẳng một cách chính xác trong quá trình xây dựng. Công dụng rọc tim trục qua máy như này giúp cho việc thi công trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết. Điều này là rất hữu ích khi cần thiết kế hay định vị các hệ thống dẫn đường, đường ống, hoặc cơ sở hạ tầng.

  • Chương trình đo bố trí điểm

Đây là chương trình đo thông dụng trong tất cả các dòng máy toàn đạc hiện nay. Thông qua chương trình này, người dùng có thể dễ dàng xác định và đo đạc vị trí các điểm quan trọng như móng, cột, đường đi, và các yếu tố khác trong công trình. Điều này giúp tăng tính chính xác và hiệu quả trong việc bố trí và xây dựng các phần tử trong công trình.

  • Chức năng đo khảo sát của máy toàn đạc điện tử

Thiết bị này có chức năng đo khảo sát, cho phép thu thập dữ liệu địa hình và tạo bản đồ địa hình chi tiết. Chúng thường dùng phục vụ công tác thi công trắc địa, xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình. Từ đó giúp lập kế hoạch và thiết kế một cách hiệu quả.

MAY TOAN DAC TMCD CHINH HANG

  • Đo diện tích và khối lượng

Đo diện tích và khối lượng cũng là những công dụng phổ biến và tuyệt vời của máy toàn đạc. Chúng có khả năng tính toán diện tích và khối lượng của các vật thể, đất đai, hoặc vật liệu xây dựng. Điều này giúp trong việc lập kế hoạch nguyên vật liệu và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả.

  • Đo cao không với tới hay bị khuất

Có một công dụng tuyệt vời nữa của loại máy này đó là không cần vị trí thật sự của đối tượng, chúng vẫn có khả năng đo cao độ của đối tượng đó. Tất cả là nhờ vào chương trình ứng dụng đo cao không với tới cũng như  công nghệ laser và cảm biến được tích hợp sẵn trên thiết bị này. Bởi vậy, nếu cần biết chiều cao của một vật quá cao hay bị che khuất thì sử dụng máy toàn đạc là một lựa chọn hoàn hảo. 

MAY TOAN DAC DO CAO KHONG VOI TOI

  • Xử lý dữ liệu

Không chỉ đo đạc, với một bộ vi xử lý sẵn có, thiết bị này còn có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu. Dựa vào đó, các kỹ sư có thể dễ dàng truy cập và phân tích dữ liệu để từ đó đưa ra những quyết định và điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

  •  Dẫn mốc tọa độ gốc về công trình

Nhờ sử dụng thiết bị toàn đạc mà hiện nay, người ta có thể dẫn mốc tọa độ gốc từ các điểm tham chiếu từ rất xa về công trình. Bằng cách thiết lập và ghi nhận các mốc tọa độ, chúng cho phép xác định vị trí đúng đắn và đồng nhất cho các công đoạn trong quá trình xây dựng, không làm sai lệch tọa độ, giúp thuận lợi cho quá trình thi công.

  •  Đo khoảng cách gián tiếp

Máy toàn đạc cho phép đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp nổi trên nước hoặc đo điểm đến từ các góc đo đã biết nhờ quan sát đồ họa. Điều này hữu ích khi không thể đo trực tiếp khoảng cách giữa hai điểm do các vật cản hoặc rào cản tồn tại.

Một số lưu ý khi sử dụng để máy toàn đạc lâu bền hơn

Cũng là một thiết bị điện tử nên nếu muốn kéo dài tuổi thọ cho máy toàn đạc, hãy lưu ý:

  • Sau khi sử dụng xong, hãy luôn bảo quản máy trong điều kiện môi trường khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế tối đa ẩm ướt và bụi bẩn.
  • Khi không sử dụng, hãy đặt máy vào hộp để tránh va chạm khi di chuyển.
  • Luôn để ý tới pin máy khi sử dụng, tránh tình trạng dùng cạn pin thường xuyên.
  • Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thường xuyên.
  • Mua máy tại những đơn vị phân phối máy toàn đạc chính hãng

 

Mặc dù có giá thành nhỉnh hơn so với các loại công cụ khảo sát khác. Nhưng với nhiều ưu điểm mang lại cho người dùng, máy toàn đạc đến nay vẫn  là lựa chọn được hầu hết dân kỹ thuật công trình thông minh lựa chọn. 

Trả lời