Cách xác định góc phương vị bằng máy toàn đạc mới nhất 2023

Trong hệ tọa độ ngành xây dựng, góc phương vị là một thông tin quan trọng để tính ra kết quả của rất nhiều phép đo. Người dùng có thể đọc được chúng thông qua một loại thiết bị đo đạc quen thuộc chính là máy toàn đạc. Để hiểu hơn về góc phương vị cũng như cách xác định thông tin này bằng máy toàn đạc điện tử, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Góc phương vị là gì?

Góc phương vị là một góc đo trong hệ thống định vị cầu. Bạn có thể hình dung nó là góc giữa vector N (Bắc) và ảnh chiếu vuông góc của ngôi sao trên đường chân trời (như hình vẽ dưới đây).

Lưu ý: đối với một số máy toàn đạc không có tiếng Việt, góc phương vị được kí hiệu bằng thuật ngữ Azimuth. Hoặc thuật ngữ tọa độ được ký hiệu là Coordinates. 

GOC PHUONG VI

Góc phương vị trên hệ tọa độ ngành xây dựng, khảo sát, trắc địa tại Việt Nam

Hiện nay, các điểm trên bản vẽ kỹ thuật của Việt Nam thường được thể hiện bằng các giá trị tọa độ như N, E, H hay X, Y, H. Trong đó H là cao độ, được hiểu là độ cao của điểm bạn cần đo so với mực nước biển hoặc so với một mặt phẳng đã được quy định trước đó.

Các kỹ sư đang làm việc trong các ngành như xây dựng, khảo sát, trắc địa tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng một trong hai hệ tọa độ chính là:

  • Hệ tọa độ độc lập: Đây là một hệ tọa độ giả định hay được người dùng quy ước trong một phạm vi nhỏ nào đó. Trong phạm vi được quy ước đó, đó bề mặt Trái Đất có thể coi là mặt phẳng thẳng. Hệ tọa độ này thường được ứng dụng trong ngành xây dựng hoặc các công tác đo đạc kiểm tra. 
  • Hệ tọa độ VN2000: Đây là hệ tọa độ chuẩn quốc gia của nước ta hiện nay và mọi công trình công nghiệp, dân dụng tại Việt Nam cũng đều đang được định vị bằng hệ tọa độ này. Hệ tọa độ VN2000 được dùng trong những khu vực có phạm vi lớn hơn hệ tọa độ độc lập. Bởi vậy, thường được các kỹ sư sử dụng trong các công tác như đo vẽ khảo sát, thành lập bản đồ, xác định ranh giới của công trường, vị trí các cột, trụ công trường, hoặc xác định ranh giới giữa các xã, huyện, tỉnh. 

Khi đó, góc phương vị của một đường thẳng hay đoạn thẳng trên hệ tọa độ ngành xây dựng, trắc địa, khảo sát mà bạn đang tìm kiếm chính là góc được hình thành giữa đường thẳng song song với hướng Bắc (tính theo chiều kim đồng hồ) với đoạn thẳng này. 

CACH XAC DINH GOC PHUONG VI BANG MAY TOAN DAC

Sự quan trọng của xác định góc phương vị trong đo đạc và xây dựng

Vậy vì sao việc xác định góc phương vị lại quan trọng, nhất là đối với những ngành nghề như đo đạc, xây dựng?

Thứ nhất, trong khi thực hiện các công việc liên quan đến công trình xây dựng, tuyến đường, đường ống hay nhiều cấu trúc khác, việc định vị vị trí và hướng của các đối tượng trong không gian là cực kỳ cần thiết. Khi đó, xác định được góc phương vị thì quá trình định vị này sẽ nhanh chóng và chuẩn xác hơn, rất hữu ích cho quá trình xây dựng và thiết kế. 

Không chỉ thế, nhất là trong những công trình mới được thi công, việc đo và kiểm tra góc phương vị là rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của công trình. Xác định được góc phương vị sẽ hỗ trợ cho các kỹ sư phát hiện và xử lý sai sót nhanh hơn trong quá trình thi công, xây dựng. Bên cạnh đó, xác định đúng góc phương vị còn giúp bạn xác định được những số liệu khác như độ dài, độ cao chính xác hơn hẳn. Điều này là cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là khi bạn làm việc để xác định vị trí và hình dạng của các yếu tố, vật thể trong không gian.

Hướng dẫn xác định góc phương vị bằng máy toàn đạc

Bạn có thể xác định góc phương vị và khoảng cách giữa hai điểm nào đó bằng chương trình Inverse trên máy toàn đạc điện tử như sau:

Bước 1: Truy cập vào chương trình:

  • Với máy toàn đạc Nikon: Từ màn hình chính bạn chọn Menu → nhấn Cogo → chọn Inverse → chọn PT – PT

GOC PHUONG VI TREN MAY TOAN DAC NIKON

  • Với máy toàn đạc Leica: Từ màn hình chính → chọn Program → chọn Cogo → chọn Inverse and Traverse → chọn Inverse
  • Với máy toàn đạc Sokkia: nhấn MENU → chọn OBS → chuyển tới Trang 2 → chọn Traverse

Lưu ý: Cách vào mục đo góc phương vị của mỗi máy toàn đạc có thể khác nhau nhưng hầu hết các máy đều có hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, bạn có thể tham khảo hướng dẫn trong tờ giấy hướng dẫn sử dụng của máy hoặc nhờ sự hỗ trợ từ điểm bán, nơi bạn đã mua máy toàn đạc.

Bước 2: Nhập tọa độ của hai điểm

Sau khi vào chương trình, bạn có thể nhập tọa độ của hai điểm bằng cách:

  • Đo trực tiếp 2 điểm ngoài thực địa
  • Gọi 2 điểm từ bộ nhớ ra

Sau khi có đủ tọa độ 2 điểm, máy toàn đạc sẽ cho bạn kết quả khoảng cách ngang, khoảng cách dọc và góc phương vị của 2 điểm đó. Thật đơn giản đúng không nào!

 

Hy vọng những thông tin trên về cách xác định góc phương vị bằng máy toàn đạc sẽ hữu ích cho bạn. Hãy truy cập website của TCMD để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác. 

Trả lời