Máy bộ đàm cầm tay là thiết bị liên lạc trong phạm vi ngắn đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện liên lạc di động khác, thiết bị này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Để giúp người dùng dễ dàng hơn trong khi sử dụng thiết bị này, sau đây TCMD sẽ chia sẻ cho các bạn cách sử dụng máy bộ đàm đúng cách. Mời quý bạn đọc tham khảo.
Cấu tạo chung của một máy bộ đàm
Cấu tạo cơ bản của một máy bộ đàm hiện nay gồm 4 bộ phận chính đó là: máy phát, máy thu, bộ chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện. Trong đó:
- Máy phát: là bộ phận có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu MIC, đồng thời tạo tần số dao động sóng mang. Bộ phận này giúp tín hiệu của đường truyền được rõ ràng và lọc các tín hiệu bị nhiễu khi thu vào. Ngoài ra, bộ phận máy phát còn có chức năng mã hóa tín hiệu truyền đi.
- Máy thu: là bộ phận thực hiện thu sóng từ các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu, đồng thời đảm nhận chức năng giải mã tín hiệu để truyền đến bộ phận chuyển đổi.
- Bộ chuyển đổi tín hiệu: đây là bộ phận có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ máy thu và thực hiện chuyển đổi thành âm thanh phát ra loa. Đây cũng là công cụ giúp đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu đường truyền đi trong kênh đàm thoại.
- Nguồn điện: là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy, đảm bảo máy được hoạt động ổn định trong quá trình đàm thoại.
Cách sử dụng máy bộ đàm đúng cách
Cách sử dụng máy bộ đàm còn tùy thuộc vào từng thương hiệu và model máy cụ thể. Trong bài viết này, TCMD sẽ đề cập tới những thao tác sử dụng cơ bản nhất để có thể áp dụng được cho tất cả các loại máy bộ đàm trên thị trường.
Tắt, mở máy bộ đàm
Cũng như khi sử dụng các thiết bị khác, việc tắt và mở máy là thao tác đầu tiên nếu bạn muốn sử dụng máy bộ đàm. Nút tắt mở ở loại máy này thường là nút vặn hoặc xoay được thiết kế ngay trên đầu máy, thường nằm sát nút tùy chỉnh âm thanh. Trong đó, khi tắt mở nguồn bạn cần chú ý, pin sạc phải được lắp vào máy đúng quy định và được nạp điện đầy đủ theo nhu cầu sử dụng.
Tùy chọn các kênh liên lạc và thực hiện liên lạc trên máy bộ đàm
Các bộ đàm có thể liên lạc với nhau khi chúng cùng tần số. Để thực hiện điều chỉnh tần số, hãy vặn nút chuyển kênh nằm phía trên đầu máy, bên cạnh nút nguồn và Volume. Hiện nay một số dòng bộ đàm đã có trang bị bàn phím phía trước, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh kênh bằng các nút lên xuống trên bàn phím này. Trong khi thao tác chỉnh kênh liên lạc cho bộ đàm, bạn cần lưu ý đến tần số của máy. Thông thường mỗi bộ đàm trên thị trường hiện nay đã được cài đặt sẵn 16 kênh liên lạc tương ứng với mỗi tần số. Bởi vậy, để bộ đàm làm việc hiệu quả hơn, trước khi sử dụng, bạn cần đảm bảo hệ thống bộ đàm đã được liên kết với nhau theo đúng tần số (kênh) đúng quy định.
Hiện nay, tất cả các dòng máy bộ đàm cầm tay đã đều được trang bị nút Push To Talk (PTT) nằm ở bên trái của máy. Khi muốn liên lạc nghe gọi với các bộ đàm khác, bạn chỉ cần nhấn giữ nút PTT này trước và trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi. Sau khi nói xong, hãy thả nút ra để nghe được thông tin phản hồi từ phía các máy khác. Lưu ý, nếu sau khi nói xong bạn vẫn tiếp tục giữ nút PTT thì đầu còn lại hoặc sẽ không thể nói, trao đổi thông tin qua lại với máy bạn được. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế liên lạc khi máy đang sạc pin hoặc pin yếu và không liên lạc khi máy không có anten để tránh giảm tuổi thọ cho máy.
Thao tác sạc pin máy bộ đàm
Sạc pin là bước vô cùng quan trọng khi sử dụng máy bộ đàm. Sạc pin đúng cách giúp dung lượng và tuổi thọ của pin luôn ổn định. Từ đó giúp cho cuộc đàm thoại của bạn ổn định và nâng cao hơn rất nhiều. Trong đó, khi sạc pin cho bộ đàm bạn cần lưu ý tới một số lưu ý như: cần sạc thật đầy pin đối với các bộ đàm mới sử dụng hoặc có pin mới mua, chỉ sạc pin khi đã sử dụng hết pin tuy nhiên không nên để pin cạn quá mức rồi mới đem sạc. Đặc biệt, khi sạc pin bạn nên tắt máy hoặc tháo rời pin ra khỏi máy để sạc.
Lưu ý: Bởi vốn được biết đến là một trong những thiết bị trắc địa phổ biến nhất hiện nay. Vậy nên, để sử dụng hiệu quả và lâu bền hơn, khi sử dụng máy bộ đàm, bạn cần lưu ý:
- Bởi bộ đàm có cấu tạo gồm rất nhiều chi tiết nhỏ bên trong như: các chip, loa, anten, đầu thu giọng nói,…Do vậy trong quá trình sử dụng, tuy có khả năng chống va đập nhưng bạn vẫn nên hạn chế để máy chịu những tác động mạnh gây hư hỏng những bộ phận nhỏ này.
- Nên lau chùi, vệ sinh máy sạch sẽ thường xuyên, nhất là khi sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn.
- Tránh để bộ đàm tiếp xúc trực tiếp với nước.