HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GPS GARMIN MONTANA 680

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GPS GARMIN MONTANA 680

I. CÀI ĐẶT CHO HỆ THỐNG:

Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > System. Bạn sẽ có các lựa chọn sau:
–       GPS: nên chọn Normal hoặc WAAS/EGNOS.
–       Text language: chọn English.
–       Voice Language:  chọn American English-Jill

II. CÀI ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG:

Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Units, ta có hình như bên dưới. Sau đó, có thể cài đặt các đơn vị đo lường theo ý muốn của người sử dụng.

III. CÀI ĐẶT THỜI GIAN:

Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Time :
–        Time Format: chọn chế độ 12-hours hoặc 24-hours
–        Time Zone: chọn Automatic, máy sẽ tự động chọn múi giờ cho bạn

IV. CÀI ĐẶT HỆ TỌA ĐỘ & HỆ BẢN ĐỒ:

Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Position Format :  
 

 
    – Chọn hddd’mm.mmm’ : nếu bạn muốn xem tọa độ dưới dạng độ, phút, giây
    – Chọn UTM / UPS : nếu bạn muốn xem tọa độ dưới dạng mét.
 
Map Datum: chọn WGS 84
 
* Ngoài ra, nếu bạn muốn cài đặt hệ tọa độ VN 2000, thao tác như sau:
Chọn Setup > Position Format > Map Datum > User. Ta có màn hình:
 

                                            
Sau đó nhập các giá trị của DX, DY, DZ vào: 
DX = – 00193, DY = – 00039, DZ = – 00111
Nhập xong, chọn   để lưu lại các giá trị trên, nhấn  để thoát khỏi màn hình này.

Sau đó chọn lại Position Format > Position Format > User Grid > UTM và nhập các giá trị dưới đây vào :

–          False Easting : Đổi giá trị thành 500000.0m
–          False Northing: Đổi giá trị thành 0.0m
–          Scale: giữ nguyên giá trị hoặc đổi thành 0.9999000, tùy theo lưới chiếu sử dụng.
–          Longitude Origin: nhập kinh tuyến trục của địa phương vào. 
Nhập xong mỗi giá trị chọn  để lưu lại. Sau đó chọn   để thoát ra và tiếp tục nhập các giá trị tiếp theo.

Lưu ý: Nhớ chuyển chữ W thành E  trước giá trị của kinh tuyến trục (xem danh sách kinh tuyến gốc của tất cả các tỉnh thành ở phần cuối)

CÁC THAO TÁC THƯỜNG SỬ DỤNG TRÊN GPS GARMIN MONTANA 680

I. ĐO VÀ LƯU LẠI MỘT TỌA ĐỘ ĐIỂM (Waypoint):

Sau khi mở máy, đợi vài giây cho máy thu được tín hiệu vệ tinh. Chọn Sattelite để kiểm tra, khi nào máy thu được tín hiệu vệ tinh như màn hình bên dưới – khi đó máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy có thể đo và lưu trữ được 4.000 tọa độ điểm với tên và biểu tượng khác nhau.

1/ Đo và lưu lại vị trí đang đặt máy:

–          Mở máy và chờ thu tín hiệu từ vệ tinh, đặt máy tại vị trí cần đo.
–          Nhấn vào lệnh Mark Waypoint
–          Chọn Save để lưu thông tin vào máy. Máy sẽ tự động lưu lại tên tọa độ điểm theo dạng số thứ tự 1, 2, 3 …. Nếu thích, bạn có thể chọn lệnh Edit để đặt lại tên và biểu tượng cho từng vị trí.

2/ Lưu lại 1 tọa độ bất kỳ:

–          Việc đầu tiên là ghi lại tọa độ cần lưu ra giấy.
–          Chọn lệnh Mark Waypoint
–          Chọn lệnh Edit
–          Chọn Location, máy sẽ hiện ra 1 bảng chữ số, sử dụng bảng chữ số này và các mũi tên để nhập tọa độ mới vào.
–          Nhấn  để hoàn tất việc nhập dữ liệu

–          Chọn Save để lưu lại.

3/ Đo 1 tọa độ giả định:

Chức năng này dùng để đo tọa độ bất kỳ một điểm nào mà ta thấy trên màn hình bản đồ, hoặc ta nhìn thấy ngòai thực địa nhưng không thể đến ngay vị trí đó được (VD: nằm giữa ao, hồ hoặc địa hình hiểm trở,…)
–          Chọn Map để đưa về màn hình bản đồ.
–          Chạm vào vị trí trên bản đồ mà ta cần lưu lại (cần phóng to bản đồ càng lớn càng tốt, như vậy vị trí cần lưu sẽ chính xác hơn)
–          Trên đỉnh màn hình sẽ hiện ra một dòng thông tin. Chạm tiếp vào dòng thông tin đó, trên đỉnh màn hình sẽ hiện ra tọa độ, cao độ và khoảng cách đến điểm mà ta cần lưu.
–          Chạm vào hình  để lưu lại tọa độ điểm đó. Nhấn OK để hoàn tất công việc.

4/ Hiệu chỉnh Waypoint:

Sau khi đã lưu Waypoint vào bộ nhớ, bạn có thể hiệu chỉnh để thay đổi tên, biểu tượng, tọa độ, cao độ, hình ảnh… của một Waypoint bất kỳ.
–          Vào Waypoint Manager
–          Chọn 1 Waypoint mà ta cần hiệu chỉnh.
–          Chọn 1 thuộc tính cần hiệu chỉnh như tên,biểu tượng, tọa độ, Elevation: cao độ,..
–          Chọn chữ, con số, biểu tượng cần thiết cho sự thay đổi
–          Nhấp vào hình  để hòan tất việc hiệu chỉnh

–          Nhấp vào hình  để thoát khỏi chức năng này.

5/ Xóa Waypoint:

a/ Xóa 1 Waypoint:
– Vào Waypoint Manager
– Chọn 1 Waypoint mà bạn cần xóa
– Chọn biểu tượng 
– Chọn Delete. Máy sẽ hiện ra 1 câu hỏi, tiếp tục chọn Delete : điểm đã được xoá
 
b/ Xóa tất cả Waypoint:
Hết sức cẩn thận khi sử dụng chức năng này, một khi dữ liệu đã bị xoá thì không thể khôi phục lại được. thao tác như sau:
 Chọn Setup > Reset > Delete All Waypoints > Delete
 Khi bạn xóa bỏ 1 Waypoint nào đó, thì hình ảnh gắn liền với Waypoint đó vẫn chưa được xóa. Muốn xóa hình ảnh, bạn phải vào Photo Viewer.

II. SỬ DỤNG MÁY CHỤP ẢNH (Camera):

Montana 650 có tích hợp 1 Camera 5.0 Megapixel. Khi bạn chụp ảnh, hình ảnh sẽ được lưu lại cùng với tọa độ của bức ảnh. Bạn có thể dùng chức năng dẫn đường để tìm vị trí bức ảnh giống như tìm một Waypoint.

1/ Cài đặt cho máy ảnh:

Chọn Setup > Camera, ta có hình như bên dưới:

2/ Chụp ảnh:

–          Chọn Camera
–          Nếu cần thiết, có thể chạm vào biểu tượng  để chọn chế độ ánh sáng cho thích hợp.

–          Chạm vào dấu + hoặc – , để chọn chế độ chụp xa hay gần
–          Chạm nhẹ vào biểu biểu tượng  để chụp bức ảnh
–          Chạm vào  để thoát khỏi Camera.

3/ Xem lại bức ảnh đã chụp:

–          Chọn Photo Viewer
–          Chọn bức ảnh cần xem
–          Chạm vào biểu tượng  , ta có các lựa chọn sau:

View Map: xem vị trí bức ảnh trên bản đồ
View Information: xem thông tin về bức ảnh như toạ độ, ngày chụp,…
Delete Photo: xóa ảnh
Set As Wallpaper: chọn ảnh làm hình nền.

III. SỬ DỤNG LA BÀN ĐIỆN TỬ:

Màn hình la bàn thường dùng để dẫn đường. Khi bạn cần di chuyển đến 1 điểm nào đó, phần mũi nhọn của ▲ luôn luôn chỉ về điểm mà bạn cần đi đến, bất chấp hướng mà bạn đang di chuyển. Nếu mũi tên chỉ về đỉnh của la bàn, khi đó bạn đã đi đúng hướng.
Ở màn hình này còn cung cấp cho bạn các thông số như : tốc độ hiện tại, khoảng cách đến điểm đến và thời gian dự kiến kết thúc hành trình.

1/ Hiệu chỉnh lại la bàn:

Trong quá trình sử dụng nếu thấy la bàn trong máy lệch so với thực tế, ta nên hiệu chỉnh lại. Mặt khác, nên hiệu chỉnh lại la bàn điện tử sau khi bạn đã di chuyển 1 khoảng cách xa hoặc có sự thay đổi nhiều về nhiệt độ (từ 11 độ C). Việc này nên làm ở ngoài trời và không nên đứng gần những vật có phát ra từ trường (xe ô tô, đường dây điện,…). Thao tác như sau:
 
–          Vào Setup > Heading > Calibrate Compass, nhấn Start. Sau đó làm theo như minh họa trên màn hình.


 Hoặc: 
 –          Chọn Compass, la bàn sẽ xuất hiện. Sau đó, cầm và giữ ngay giữa la bàn, nhấn Start và làm theo minh họa trên màn hình. 
Nếu xuất hiện dòng chữ “Calibration Failed” – quá trình hiệu chỉnh chưa đạt. Bạn phải nhấn Ok và lặp lại quá trình.

2/ Hiệu chỉnh Sensor đo cao độ:

Để máy có thể đo cao độ chính xác hơn (độ cao so với mặt nước biển), bạn nên hiệu chỉnh lại thiết bị. Ta phải đi đến nơi mà ta biết chính cao độ hoặc áp suất để hiệu chỉnh. Máy sẽ căn cứ vào cột mốc chuẩn này để đo chính xác hơn các điểm về sau.
 
–          Vào Setup > Altimeter > Calibrate Altimeter
–          Nhấn Yes nếu bạn biết cao độ. Nhấn No, sau đó chọn Yes nếu bạn biết áp suất.
–          Sau đó nhập giá trị cao độ hoặc áp suất vào. Nhấn   để hoàn tất công việc.


 
 *Chú ý: đơn vị đo cao độ và áp suất phải tương ứng với các đơn vị đo lường mà bạn đã chọn ở phần cài đặt.

IV. HÀNH TRÌNH (Route):

Hành trình là bao gồm một chuổi các tọa độ điểm mà nó dẫn bạn đi từ điểm đầu tiên đến đến điểm cuối cùng, một hành trình phải có ít nhất 2 điểm.Thiết bị này có thể lưu được 200 hành trình, mỗi hành trình có thể đi qua được 200 tọa độ điểm.

1/ Thiết lập một hành trình:

– Bước 1: Vào Route Planner > Create Route > Select First Point : chọn điểm khởi hành cho hành trình.
– Bước 2: Chọn 1 trong các tùy chọn sau:
 
         + Use Map: màn hình bản đồ hiện ra, chạm vào bất kỳ điểm nào mà bạn muốn.
         + Waypoint: máy sẽ hiện ra danh sách Waypoint đã lưu trong máy, hãy chọn cho bạn một Waypoint.
         + Photos: Chọn 1 hình ảnh.
 
– Bước 3 : Chọn Use: máy sẽ chọn 1 trong các tùy chọn ở trên làm điểm khởi hành.
– Bước 4 : Chọn Select Next Point: chọn điểm kế tiếp cho hành trình.
– Bước 5 : lặp lại bước 2 và 3 cho đến khi bạn chọn xong điểm kết thúc hành trình.
– Bước 6 : Nhấn   để thoát ra và lưu lại hành trình.

2/ Xem lại một hành trình trên bản đồ:

–          Vào Route Planner
–          Chọn 1 hành trình mà bạn muốn xem. Nhấn View Map: hành trình của bạn sẽ hiện ra trên bản đồ.

3/ Chỉnh sửa một hành trình:

Có thể chỉnh sửa lại bất cứ hành trình nào mà bạn đã tạo trước đó.

–          Vào Route Planner
–          Chọn một hành trình mà bạn muốn chỉnh sửa
–          Chạm vào một điểm mà bạn muốn chỉnh sửa, sẽ có các tùy chọn sau:
Review: xem thông tin của của điểm đó: tọa độ, cao độ , khoảng cách đến.
Move Down (or Up) : thay đổi thứ tự của điểm trên hành trình.
Insert: thêm một điểm mới vào hành trình
Remove: loại bỏ 1 điểm ra khỏi hành trình

4/ Hành trình ngược:

Bạn có thể đảo chiều một hành trình, khi đó điểm khởi đầu sẽ là điểm kết thúc của hành trình và thứ tự các điểm trong hành trình cũng được đổi theo tương ứng. Sử dụng chức năng này khi ta đã đi hết một hành trình và muốn trở về trên con đường đã đi trước đó.
–          Vào Route Planner
–          Chọn hành trình mà bạn muốn đảo chiều > chọn Reverse Route

5/ Xóa một hành trình:

–          Vào Route Planner
–          Chọn 1 hành trình cần xóa, nhấn Delete Route > Delete

V. TRACK (Vết, đường đi):

Tất cả các thiết bị GPS của Garmin sẽ ghi lại dấu vết (Track) trong quá trình di chuyển. Bạn có thể lưu lại những track này để sử dụng sau đó. Thiết bị này có thể lưu lại được 200 Track.

1/ Quản lý Track Log:

– Từ Menu chính, chọn Setup > Tracks > Tracks Log

– Chọn Record, Do Not Show hoặc Record, Show On Map
    Nếu bạn chọn Record, Show On Map : Track của bạn sẽ hiện ra trên bản đồ
2/ Xem Track hiện tại:

Track đang được ghi gọi là track hiện tại

Từ menu chính, chọn Track Manager > Current Track

a/ Từ Menu chính, chọn Track Manager > Current Track

b/ Chọn 1 trong 2 kiểu lưu sau:
–       Save Track : lưu lại tòan bộ track
–       Save Portion: cho phép bạn lưu lại một đoạn nào đó của track

4/ Reset Track hiện tại (Current Track)

Vì máy có tính năng tự động ghi lại toàn bộ đoạn đường đã đi qua, trong đó có những đoạn đường mà ta không cần đến. Đặc biệt, đối với những máy Garmin thế hệ mới, nó có tính năng tự động nối điểm đầu của Track này với điểm cuối của Track tiếp theo (mặc dù giữa 2 lần đo ta đã tắt máy). Vì vậy, để tránh tình trạng các Track này dính chùm với nhau, trước khi tiến hành đo ta nên xóa những Track tạm thời này đi, việc xóa những Track này không ảnh hưởng gì đến những Track đã lưu trước đó. Thao tác như sau :

Chọn Track Manager  > Current Track > Clear current Track > Clear

Hoặc: từ Menu chính, chọn Setup > Reset > Clear Current Track > Yes

5/ Xóa 1 Track đã lưu trong máy:

– Từ Menu chính, chọn Track Manager
 – Chọn track mà ta cần xóa
 – Chọn Delete > Delete

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA GPS MONTANA 650

I. CHỨC NĂNG DẪN ĐƯỜNG:

Thiết bị này có thể dẫn bạn đi đến bất kỳ tọa độ điểm, hình ảnh nào đã lưu trong máy hoặc đi theo Track, hành trình mà bạn đã tạo ra.

Từ màn hình Menu chính, chọn Where To ? Máy sẽ liệt kê ra các tùy chọn sau:

–          Waypoint: chọn Waypoint mà bạn cần đi đến. Sau đó chọn Go
–          Photos : chọn một hình ảnh mà bạn cần đi đến > chọn Go
–          Track : chọn một Track mà bạn cần đi > chọn Go 
–          Route: chọn 1 hành trình mà bạn muốn đi > chọn Go, máy sẽ dẫn bạn đến điểm khởi hành của hành trình và sau đó đi theo hành trình mà bạn đã lập trước đó.
–          Coordinates: Dẫn đường đi đến 1 điểm mà ta biết tọa độ của điểm đó, sau khi chọn Coordinates, ta có màn hình như bên dưới. Dùng các chữ số để nhập tọa độ mới vào, xong chọn  để lưu lại. Trên màn hình sẽ xuất hiện một đường thẳng nối từ điểm ta đang đứng đến điểm mà ta vừa nhập tọa độ vào.


 Sau khi  chọn một trong các tùy chọn trên và chọn lệnh Go. Trên màn hình bản đồ sẽ hiện ra một đường thẳng nối từ nơi ta đang đứng đến điểm mà ta cần đi đến. Nên thoát khỏi màn hình bản đồ để chuyển sang màn hình la bàn (chọn Compass) và di chuyển theo hướng chỉ của la bàn. Trên màn hình này, ta cũng có thể thấy các thông số như tốc độ đang di chuyển, khoảng cách và thời gian đến đích.
Khi về đến đích, máy sẽ phát ra một tiếng beep và trên màn hình sẽ hiện ra dòng chữ Arriving At “tên điểm”.
   
Để dừng chức năng dẫn đường: chọn Where To ?, chọn Stop Navigation
 

II. CHỨC NĂNG TÍNH, ĐO DIỆN TÍCH MỘT KHU VỰC:

Trước khi đo một khu vực nào đó, ta nên dung lệnh Clear Current Track. Việc này giúp cho hình dáng các khu vực không dính liền nhau, máy sẽ cho ta thấy vị trí và hình dáng của từng khu vực riêng biệt. Việc xóa Track này không ảnh hưởng gì tới những Track mà bạn đã lưu trước đó.Thao tác như sau :từ màn hình Menu chính:

Chọn Track Manager > Current Track > Clear Current Track > Clear

***Thao tác đo diện tích:

–          Vào Area Calculation > Start
–          Đi vòng quanh khu vực mà bạn muốn đo
–          Chọn Calculate khi bạn đi đến điểm cuối cùng (phải trùng với điểm xuất phát)

 
Sau khi ấn Calculate, sẽ có các màn hình sau:
 
 
 –          Chọn Save Track để lưu lại track này
–          Chọn Change Units để đổi các đơn vị đo lường (hecta, m, km,..)
 Để xem diện tích và chu vi của một Track đã lưu trước đó:
 –          Từ màn hình Menu chính, vào Track Manager
–          Chọn 1 Track mà bạn cần xem
     –     Chọn View Map, hình d&aac

Trả lời