Mục lục
Mia là gì?
Mia thực chất là một loại linh phụ kiện của máy thủy bình, hay còn gọi là máy thủy chuẩn. Đây là một thước đo dài có hai mặt được chia nhỏ theo từng centimet hay milimet. Thông thường, mặt trước của phụ kiện này sẽ được chia theo từng centimet còn mặt sau sẽ được chia theo từng milimet. Dựa vào cách chia đó, trong khi tiến hành đo đạc, người ta sẽ đọc được các số trên đó, từ đó tính ra được vị trí khoảng cách từ máy thủy bình đến mia và khoảng chênh cao giữa hai điểm đặt.
Thông thường, đi kèm với thiết bị phụ kiện này sẽ là bọt thủy nằm ở chính giữa để làm căn cứ xác định chúng đã được đặt thẳng đứng và vuông góc với mặt thủy chuẩn. Để thuận tiện hơn khi di chuyển trên những địa hình khó, mia máy thủy bình thường được chia thành nhiều đoạn ngắn với chiều dài mỗi đoạn là 1m. Mỗi đoạn này khi kéo lên sẽ có chiều dài từ 2m đến 5m.
Phân loại mia
Mia máy thuỷ bình được phân loại theo độ chính xác:
- Khi đo lưới thuỷ chuẩn hạng I hay hạng II, người ta thường sử dụng mia có thang số độc bằng invar. Loại này có độ chính xác rất cao nên thường được kết hợp với bộ đo cực nhỏ micromet.
- Với các cấp lưới thủy chuẩn từ hạng III trở xuống, người ta thường sử dụng loại bằng gỗ hoặc bằng nhôm. Bởi vậy, tùy theo từng cấp hạng lưới và loại mia, người ta sẽ chọn được máy thủy bình có độ chính xác phù hợp đảm bảo với cấp lưới cần thành lập.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng mia chính là:
- Những loại dùng cho dòng máy thủy bình tự động như:
- Mia nhôm rút có chiều dài 3m, 4m hoặc 5m sử dụng cho các công việc đo cao thông thường.
- Mia thường 1 đoạn dài 2m hoặc 3m phục vụ trong công tác đo lưới khống chế.
- Mia Invar 1 đoạn 2m hoặc 3m dùng để đo quan trắc lún hoặc đo các hạng mục yêu cầu độ chính xác cao.
- Những loại dùng cho máy thủy bình điện tử:
- Mia mã vạch thường rút dài từ 3m đến 5m.
- Mia mã vạch Invar với 1 đoạn dài 2m.
Cấu tạo của mia
Đây được biết đến là một phụ kiện được làm từ hợp chất nhôm cao cấp, đây là vật liệu được biết đến với khả năng chống ăn mòn và chịu va đập cực tốt. Cấu tạo của một mia máy thủy bình căn bản bao gồm 3 phần chính đó là thân, nút và đế:
- Phần thân (hay còn gọi là vạch cao độ): thường được sơn bằng lớp sơn tĩnh điện chống bong tróc cực tốt. Mia nhôm ở máy thủy bình 5m sẽ có 5 đoạn.
- Phần nút: rất chắc và bền vững để có thể giữ và cố định cho phần thân.
- Phần đế nhôm máy thủy bình: bộ phần này thường được thiết kế bằng vật liệu nhựa siêu bền. Thông thường, mia nhôm sẽ có cân nặng từ 0.8kg đến 2.5kg.
Công dụng của mia máy thủy bình trong đo đạc
Mia máy thủy bình thường được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng từ những công trình dân dụng cho tới các khu công nghiệp. Hiện nay có nhiều hãng mia máy thủy bình khác nhau như Hi-target, Nikon, Leica,…với nhiều kích thước và ưu điểm khác nhau. Để gia tăng độ chính xác, ngoài đi kèm với máy thủy bình hay máy thủy bình điện tử, phụ kiện này còn được kết hợp với các loại máy đo đạc khác như máy kinh vĩ điện tử, máy kinh vĩ cơ,…với những công dụng chủ yếu như:
- Tính cao độ hiện trạng của các hạng mục đang thi công trong công trình
- Đo khoảng chênh cao giữa các điểm ngoài thực địa với nhau
- Truyền cao độ từ mốc khống chế hay mốc gửi về công trình
- Truyền cao độ xuống hố sâu hoặc truyền lên các tầng trên cao
- Đo khoảng cách sơ bộ hoặc đo sâu trong thủy lợi
Cách đọc chỉ số trên mia
Để đọc được chỉ số trên phụ kiện này, điều đầu tiên, hãy đảm bảo rằng máy thuỷ bình được đặt cố định trên chân thuỷ bình hoặc đế giá, sau đó tiến hành cân bằng máy sao cho bọt thuỷ nằm vào trúng trung tâm của vòng tròn hiệu chỉnh. Tiếp đó, hãy tiến hành bắt ngắm vào mia máy thuỷ bình và tiến hành điều quang sao cho hình ảnh đọc được trên mia máy và chỉ thập hiển thị lên rõ nét nhất. Sau khi đã hoàn thành xong, bạn có thể đọc chỉ số này như sau:
Thông thường khi muốn xác định độ chênh cao, khi đọc số trên đó, người ta chỉ cần đọc chỉ giữa của chúng. Tuy nhiên, nếu muốn tăng độ chính xác của phép đo cũng như làm giảm hạn chế sai số ước đọc hay sai số thô do người đọc, bạn có thể tiến hành đọc luôn cả 3 chỉ đó là chỉ trên, chỉ giữa và chỉ dưới. Sau đó, hãy tiến hành kiểm tra độ chính xác số đọc chỉ giữa mà ta đã ước đọc theo công thức:
chỉ giữa = (chỉ trên + chỉ dưới)/2
Với cách đọc mia thuỷ chuẩn như trên, bạn có thể hạn chế cũng như loại bỏ được tối đa những sai số ảnh hưởng tới kết quả đo.
Ví dụ, bạn có được chỉ số trên thước máy thuỷ bình Leica NA720 như sau:
- Số tại chỉ trên: 1873 mm
- Số tại chỉ dưới: 1765 mm
- Khi đó, số tại chỉ giữa sẽ là: (1873 + 1765)/2= 1819 mm
Còn khoảng cách từ máy tới điểm dựng mia khi này sẽ được tính theo công thức:
- L = ( chỉ trên – chỉ dưới) x 100 = (1873 – 1765) x 100 = 10800mm = 10.80 m
Mọi nhu cầu đặt mua hàng hay ý kiến thắc mắc xin vui lòng liên hệ với TCMD theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH TCMD VIỆT NAM
Email: rtkvietnam@gmail.com
Trang web: https://rtk.com.vn/
Hotline: 090.212.9699
VP Miền Bắc: Số 33, Ngụy Như Kon Tum, P.Thanh Xuân, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
VP Miền Trung: Số 66 Xuân Đán 2, P. Xuân Hà, TP. Đà Nẵng (ngay công an phường Xuân Hà).
VP Miền Nam: 17A/8 đường 22, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Nguyễn Hồng –
cũng được
Bưởi bé –
loại này tối