Khái niệm về trắc địa
Trắc địa (trắc đạc) là việc đo đạc và xử lý dữ liệu về địa hình địa vật trên bề mặt tráu đất với múc đích vẽ lên bản đồ địa hình trên một mặt phẳng. Đây là một ngành khoa học về Trái Đất. Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy đo đạc: máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy chiếu laser, máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS…
Trình tự thực hiện công việc trắc địa:
- Lựa chọn phương pháp khảo sát, thiết bị, địa điểm
- Thu thập dữ liệu. Làm các phép đo và ghi dữ liệu.
- Xử lý dữ liệu. Thực hiện các tính toán dựa trên các dữ liệu ghi lại để xác định vị trí, diện tích
- Lập bản đồ. Vẽ đo hoặc giá trị tính toán để tạo ra một bản đồ, plat, hoặc biểu đồ, hoặc mô tả các dữ liệu ở dạng số hoặc máy tính.
- Stakeout (Layout). Triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa phục vụ các công tác thi công và xây dựng các công trình cũng như các công tác giám sát việc thi công. Các dụng cụ đo chủ yếu là máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử
Từ các bước công việc trên trắc địa được chia thành các chuyên ngành sau:
- Trắc địa bản đồ: đo vẽ các loại bản đồ phục vụ cho dân sự: như bản đồ địa chính, bản đồ địa hình
- Trắc địa công trình: khảo sát thiết kế công trình, đo đạc triển khai vị trí công trình, giám sát thi công, quan trắc biến dạng công trình
- Trắc địa mỏ công trình
- Trắc địa cao cấp: đo đạc trên quy mô toàn cầu
- Trắc địa viễn thám: đo vẽ bản đồ từ ảnh hàng không, từ các thiết bị như máy ảnh cùng với các thiết bị hỗ trợ như máy bay
- Trắc địa vệ tinh: xác định vị trí địa vật và đo vẽ địa hình bằng vệ tinh
- Hệ thông tin địa lý( GIS): về phần mềm và cơ sở dữ liệu địa lý
Trắc địa đã trở thành công việc không thể thiếu ngày nay, có lịch sử lâu đời nhất và quan trọng nhất vì nó đã được ứng dụng để đánh dấu ranh giới và phân chia đất.