Hướng dẫn đo RTK sử dụng trạm CORS

THIẾT LẬP ĐO RTK SỬ DỤNG TRẠM CORS

   Phương pháp đo RTK sử dụng trạm CORS ngày càng được áp dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm riêng của nó. Trong phương pháp này ta chỉ cẩn chuẩn bị máy Rover và địa chỉ trạm CORS của đơn vị cung cấp dịch vụ trạm CORS. Hiện nay, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Trắc địa Việt Nam đã và đang tiến hành lắp đặt, phủ sóng trạm CORS trên cả nước. Hiện tại hệ thống trạm CORS của chúng tôi đã phủ sóng được rất nhiều tỉnh thành trên cả 3 Miền đất nước. Đối với khách hàng mua thiết bị của Công ty, chúng tôi sẽ miễn phí sử dụng dịch vụ trạm CORS trong một năm đầu tiên. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 090.212.9699 để được tư vấn và hỗ trợ. Các bước thiết lập đo RTK sử dụng trạm CORS cụ thể như sau:

Đo RTK là gì?

RTK là viết tắt của Real-Time Kinematic ( Đo động thời gian thực) – Là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy định vị GPS GNSS đặt cố định – gọi là trạm tĩnh ( Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GPS 2 Tần Số đang chuyển động – gọi là trạm động ( Rover Station).

Phương pháp đo Rtk ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đo đạc khảo sát trắc địa mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các phương thức đo truyền thống.

Quy định về thông số kỹ thuật khi thực hiện đo RTK trong thực tế

Một số lưu ý khi đặt máy trong khi đo RTK

  • Trạm tĩnh phải có độ chính xác từ DC trở lên, trạm tĩnh phải được đặt ở vị trí cao, thông thoáng
  • Khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động không được quá 12km
  • Cả trạm tĩnh và trạm động đều phải được cài đặt tham số để tính toán chuyển từ hệ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000 theo quy định của bộ tài nguyên, môi trường ( Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007)

Thông số kỹ thuật cần đảm bảo:

  • Số vệ tinh: Svs ≥ 4
  • Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixd
  • Sai số vị trí điểm Mp: HRMS ≤ Sai số xác định vị trí góc ranh

Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS-RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.

Độ chính xác cần đạt tới khi đo RTK

  • Đo tĩnh
    • Sai số mặt phẳng đạt: 25mm +1ppm Rms
    • Sai số cao độ đạt: 5mm + 1ppm Rm
  • Đo RTK
    • Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
    • Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms

Ưu/nhược điểm của phương pháp đo RTK

Ưu điểm

  • Độ chính xác cực cao, sai số của kết quả đo luôn nhỏ hơn sai số điểm theo quy phạm- được chứng thực qua rất nhiều lần đo thực tế.
  • Tiết kiệm 30-40% thời gian khảo sát so với các phép đo truyền thống hoặc so với phép đo bằng máy toàn đạc điện tử.
  • Tiết kiệm 40-50% nhân lực so với phương pháp đo phổ thông.
  • Hoàn toàn không cần xử lý số liệu sau khi đo, do kết quả đo mang lại nằm trong hệ thống tọa độ quốc gia VN2000.

Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất mà phương pháp đo RTK hiện nay là giá thành đầu tư ban đầu. Trong khi một máy toàn đạc và bộ phụ kiện đủ tiêu chuẩn để đo có giá giao động từ 50- 150 triệu, thì bộ máy GPS 2 Tần Số RTK có giá trị từ 200-500 triệu đồng.

LẮP ĐẶT TRẠM ROVER – CORS

– Chuẩn bị 01 thẻ SIM 3G(4G) kích thước truyền thống (SIM to) đã đăng ký dịch vụ 3G(4G) của bất kỳ nhà mạng nào cung cấp dịch vụ

– Lắp thẻ sim vào đầu thu Rover

– Lắp Pin máy vào đầu thu và  lắp đặt như hình 5.1. Đối với chế độ đo trạm CORS sử dụng SIM thì cần lắp râu Antenna GPRS.

Hình 5.1: Lắp đặt trạm Rover  – CORS

CÀI ĐẶT MÁY ĐO TRẠM CORS

– Kết nối Bluetooth sổ tay với đầu thu Rover: làm như phần trên

– Từ Menu chính, Click Config à Divice Config à Instrucment Config.  Xuất hiện hộp thoại Instrument.

Chọn chế độ làm việc: Cài đặt máy thu thành trạm Rover

– Từ hộp thoại Instrument, Click chọn Work mode setting à Set work mode, bấm Next à Chọn Rover và Ok.

Quý vị có thể tải bản hướng dẫn đầy đủ tại đây:

Hướng dẫn đo rtk sử dụng trạm Cors = EGSTAR.docx

 

 

 

Để lại một bình luận