Hướng dẫn đo chênh cao bằng máy kinh vĩ

Máy kinh vĩ là một thiết bị sử dụng trong điều tra và khảo sát thực tế địa hình, dùng để đo đo chiều dài của các công trình, dùng để đo góc bằng, đo góc đứng và độ chênh lệch theo phương pháp đo cao lượng giác với độ chính xác cao hơn so với các loại máy toàn đạc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bước thực hiện đo chênh cao bằng máy kinh vĩ.

Quy trình thực hiện đo chênh cao bằng máy kinh vĩ
Máy kinh vĩ cần được cân bằng thật chính sai, kiểm tra sai số MO của máy. Chúng ta cần đo độ cao hình học nên tia ngắm nhất định cần phải nằm ngang. Hiệu chỉnh giá trị MO về gần giá trị 0 thì kết quả đo sẽ có độ chính xác cao nhất.

Ở vị trí bàn độ trái ta tiến hành ngắm ống kính vào mia sau, sau đó dùng núm vi động đứng để điều chỉnh sao cho giá trị của góc đứng là 90 độ, tiến hành đọc chỉ trên chỉ dưới để lấy khoảng cách từ máy đến mia và đọc giá trị của chỉ giữa ta được giá trị 

Sau đó tiến hành đảo bàn độ và tiến hành đưa giá trị của bàn độ đứng về giá trị 270 độ và tiến hành đọc các giá trị chỉ trên chỉ dưới để lấy khoảng cách từ máy đến mia và đọc giá trị của chỉ giữa ta được giá trị 

Sau đó tiến hành quay máy về mia trước và cũng tiếp tục đo như với mia sau

Những yêu cầu cơ bản khi đo chênh cao với máy kinh vĩ

  • Điểm gốc của đường chuyền kinh vĩ là các điểm độ cao Nhà nước hoặc các điểm độ cao thủy chuẩn kỹ thuật khi yêu cầu độc chính xác không quá cao
  • Tổng chiều dài của tuyến L< 20Km
  • Chiều dài cạnh đường chuyền S< 460m
  • Số chênh về khoảng cách giữa các vị trí bàn độ trái và bàn độ phải < (1/250)
  • Chênh lệch về độ cao giữa các vị trí 2 bàn độ không vượt quá 2cm/ 100m

 

Để lại một bình luận